Kích ô tô là một vật dụng vô cùng cần thiết dành cho xe hơi. Nó được trang bị để sử dụng trong những trường hợp sửa chữa cần thiết, nhất là khi thay lốp xe ô tô. Với công dụng quan trọng như vậy hầu hết các dòng xe hơi đều cần trang bị bộ kích.
Tuy nhiên, kích xe ô tô hiện có rất nhiều loại và mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Điều đó khiến cho nhiều chủ xe băn khoăn không biết đâu mới là loại chất lượng và phù hợp với xe của mình. Vậy hãy cùng FixAuto tìm hiểu về các loại kích ô tô tốt và cách sử dụng nó nhé.
Các loại kích ô tô
Kích ô tô hay còn được gọi là con đội, đây là một thiết bị chuyên dụng dùng để nâng các vật nặng. Khi sử dụng thiết bị này bạn có thể nâng các vật có trọng lượng lên đến hàng chục trăm tấn mà sức người khó có thể làm được.
Con đội sẽ hỗ trợ cho việc nâng gầm xe một cách đơn giản, dễ dàng. Nhờ đó có thể kiểm tra và sửa chữa các bộ phận ở dưới gầm xe. Hiện nay ở trên thị trường có nhiều loại kích ô tô như kích điện, kích thủy, lực kích cá sấu hay kích hình chữ A. Dưới đây là thông tin về các loại kích ô tô để bạn lựa chọn được loại phù hợp:
Bộ kích xe ô tô bằng điện (con đội điện)
Đây là bộ kích lốp nâng gầm xe hơi sử dụng bằng điện. Loại này chạy tự động bằng mô tơ điện, sử dụng nguồn điện 12V trên xe ô tô. Bên cạnh công dụng để kích gầm ô tô, con đội điện được sử dụng với những chức năng khác như để tháo bu lông hay bơm lốp ô tô.
Thiết bị này sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa sức lực và được tích hợp nhiều chức năng khác. Tuy nhiên giá thành của sản phẩm hơi cao, ngoài ra do chạy bằng điện nên motor sẽ có tiếng ồn và dễ gặp trục trặc khi hoạt động quá công suất.
Bộ kích ô tô thủy lực
Kích xe hơi thủy lực tận dụng lực đẩy của áp suất dầu thủy lực để nâng gầm xe. Sản phẩm này hoạt động dựa vào bơm tay và bơm điện. Thiết kế của con đội thủy lực khá nhỏ gọn, với những dòng kích thủy lực mini sẽ hoạt động dựa vào bơm tay.
Về cấu tạo, kích thủy lực xe hơi thi gồm có 3 loại: Hoa khế, xi lanh phụ và khí nén.
Kích thuỷ lực hoa khế
được bơm dầu thông qua sự chuyển dịch ăn khớp của các bánh răng bằng sức người (dùng tay hoặc đạp chân). Kích ô tô giá rẻ thì thường dùng cấu tạo này.
Kích thuỷ lực xi lanh phụ
sẽ được bơm dầu thông qua 1 – 2 xi lanh phụ bằng sức người (dùng tay hoặc đạp chân). Đây là loại phổ biến nhất.
Kích thuỷ lực khí khi nén
được bơm dầu thông qua một máy nén khí, không được sử dụng sức người như 2 loại trên. Một số dòng kích ô tô khí nén sẽ kết hợp giữ bơm khí và dùng tay.
Ưu điểm của bộ kích là có giá thành phải chăng cùng với kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng. Nhưng khi dùng thiết bị này sẽ khá mất thời gian bởi vì dùng bằng tay và độ an toàn cũng không cao.
Bộ kích ô tô cá sấu
Đây là bộ kích cùng loại với kích thủy lực. Tuy nhiên có phần thiết kế thân dài hình ngang, thân nằm sát sàn, có hình dáng tương tự hàm răng cá sấu và có thêm bánh xe để dễ cho việc di chuyển vào gầm.
Kích cá sấu gồm hai loại chính là kích cá sấu thân ngắn và loại thân dài. Loại thân dài dễ dàng đưa sâu vào gầm xe hơn nhưng không tiện dụng và gọn nhẹ bằng loại thân ngắn.
Ưu điểm của bộ kích là có thể đưa sâu vào bên trong, có bánh xe nên dễ dàng di chuyển, có sự chắc chắn cao vì diện tích trụ ở mặt đất lớn. Tuy nhiên, bộ kích này hơi cồng kềnh và chiếm diện tích cất giữ.
Bộ kích ô tô chữ A
Kích chữ A hay còn được gọi là kích cắt kéo. Đây là loại kích sử dụng lực cần bẩy và hoạt động dựa vào lực tay quay. Bởi lẽ bộ kích này được gọi là chữ A bởi vì nó được thiết kế giống như hình chữ A.
Ưu điểm của bộ kích là nhỏ gọn và dễ sử dụng. Đặc biệt có giá thành rẻ nhất trong các loại kích gầm xe hơi. Tuy nhiên loại kích nào phù hợp với những dòng xe có trọng lượng nhẹ vì phải mất nhiều sức tay.
- Cảm biến áp suất lốp loại nào tốt, hướng dẫn cách lắp đặt, cài đặt cảm biến áp suất lốp
- Có nên mua máy sạc bình ắc quy ô tô? Cách chọn máy sạc bình ắc quy xe hơi tốt
- có nên mua tẩu chia sạc điện thoại cho ô tô không, cách lựa chọn loại tẩu sạc tốt
Mẹo chọn mua kích
Khi chọn mua kích xe ô tô bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Trọng tải
- Độ cao nâng tối đa của kích xe
- Kích thước và trọng lượng kích xe
- Thương hiệu và xuất xứ
Thương hiệu kích xe loại nào tốt?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm về dòng kích dành cho xe hơi. Dưới đây là tổng hợp một số thương hiệu nổi bật bạn có thể tham khảo:
- Kích xe của thương hiệu Total: Đây là thương hiệu đến từ Đức và đã được Trung Quốc mua, chuyên cung cấp các thiết bị điện và dụng cụ. Thương hiệu này có đa dạng các sản phẩm hỗ trợ nâng gầm xe như kích thủy lực, kích cá sấu,…
- Kích xe của thương hiệu Tolsen.
- Kích xe của thương hiệu Kisama: Đây là thương hiệu đến từ Trung Quốc với loại kích chủ lực là kích thủy lực.
- Có nên mua máy rửa xe ô tô mini không, cách lựa chọn máy rửa xe ô tô mini phù hợp
- Có nên lắp bộ đổi nguồn ô tô trên xe không, những lưu ý khi sử dụng đổi nguồn ô tô
- Có nên lắp đặt định vị cho xe ô tô không, lắp đặt định vị xe ô tô ở đâu an toàn nhất
Cách sử dụng kích ô tô để thay lốp
Khi bạn gặp phải sự cố khẩn cấp và cần phải thay lốp xe đây chính là lúc để sử dụng kích. Hầu hết các dòng kích hiện nay đều không tốn sức và dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên bạn phải chú ý một số điểm để đảm bảo an toàn. Dưới đây là những bước điều cần lưu ý khi sử dụng con đội để thay lốp:
Bước 1: Đặt kích vào đúng vị trí. Việc đặt kích vào đúng vị trí là vô cùng quan trọng. Khung xe được xem là nơi chắc chắn và an toàn nhất để đặt kích. Bạn nên đặt cách lốp trước hoặc lốp sau khoảng 15 đến 20cm. Bạn tuyệt đối không được đặt kích vào phần vỏ bọc gầm vì nó sẽ dễ gây ra sập vỡ.
Bước 2: Tiến hành kích nâng gầm lên.
Bước 3: Kiểm tra độ chắc chắn của kích, sau đó tiến hành sửa chữa xe. Tuy kích có thể nâng được trọng lượng lớn nhưng bạn nên để thêmvật ở dưới để chèn. Điều này sẽ đảm bảo cho bạn trong suốt quá trình sửa xe được an toàn.
Bước 4: Hạ gầm xe. Bạn không nên hạ đột ngột, cần phải từ từ hạ gầm cho đến khi lốp xe chạm đất.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến kích ô tô. Truy cập website https://fixauto.vn/ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan, hoặc liên hệ qua hotline ??? ??? ???? – ??? ??? ???? ngay nhé.
Xem thêm: Đèn bi led ô tô – Màn hình ô tô – Độ loa ô tô – Dán kính ô tô