Đèn ô tô được ví như con mắt thứ 3 của người tài xế, là bộ phận vô cùng quan trọng không thể thiếu của mỗi chiếc xe. Chính vì tầm quan trọng ấy nên chúng ta cần phải biết cách sử dụng đèn ô tô đúng đắn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về quy định bật đèn ô tô.
Mục lục
Đèn ô tô – bộ phận không thể thiếu của mỗi chiếc xe Quy định bật đèn ô tô
Đèn ô tô là bộ phận chiếu sáng của chiếc xe, làm nhiệm vụ hỗ trợ người lái điều khiển tham gia giao thông một cách an toàn.
Cấu tạo của đèn ô tô:
- Vỏ ngoài của đèn xe được làm từ nhựa cao cấp, có độ bền lớn để bảo vệ bộ phận bên trong khỏi những va chạm và tác động của thời tiết.
- Đèn chiếu sáng: Tùy vào nhà sản xuất thiết kế và tính năng được sử dụng sẽ là các loại đèn khác nhau như đèn Led, đèn Xenon, đèn Halogen,…
- Dây điện kết nối với ắc quy và bộ phận điều khiển.
Công dụng của đèn ô tô:
- Dùng để chiếu sáng cho xe trong các điều kiện thời tiết không thuận lợi cho việc điều khiển xe như: sương mù, trời tối.
- Dùng để báo hiệu cho các phương tiện giao thông khác khi tham gia để tránh những va chạm không mong muốn.
- Dùng để báo hiệu hướng di chuyển của xe trong các tình huống thay đổi hướng đi.
- Bảng kiểm tra chân bóng đèn xe ô tô
- Độ đèn ô tô uy tín tại Hà Nội
- Cách xử lý đèn bị hấp hơi nước hiệu quả nhất
- Độ đèn ô tô có bị phạt không, những lưu ý khi độ đèn
Các loại đèn ô tô
Hệ thống chiếu sáng của một chiếc xe ô tô sẽ bao gồm nhiều loại đèn xe khác nhau đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau. Vì thế dựa vào tính năng hoạt động mà ta chia ra thành các loại đèn xe như:
- Đèn chiếu sáng phía trước với hai chế độ chiếu sáng là chế độ pha( chiếu sáng tầm xa) và chế độ cos( chiếu sáng tầm gần)
- Đèn xi nhan dùng để báo hiệu hướng di chuyển của phương tiện. Thường được tích hợp với đèn gương.
- Đèn định vị ban ngày DRL.
- Đèn hậu, đèn sương mù hay còn được gọi là đèn gầm được dùng trong điều kiện thời tiết sương mù khó khăn cho việc di chuyển.
- Đèn phanh, đèn biển số.
Những quy định bật đèn ô tô cần lưu ý
Quy luật bật đèn ô tô là một bài học quan trọng mà bất kỳ tài xế nào cũng phải nắm vững để đảm bảo an toàn cho quá trình tham gia giao thông.
Hiện nay các mẫu xe đều được tích hợp bộ điều chỉnh đèn xe ô tô vào cùng một cần điều khiển ở bên trái trụ vô lăng để tiện có việc bật tắt và điều chỉnh đèn xe. Cần điều khiển này có một số ký hiệu đơn giản như on/off hay dạng núm vặn nên bạn chỉ cần làm quen các thao tác sẽ dễ dàng cho việc điều chỉnh. Dưới đây là một số lưu ý về quy định bật đèn ô tô:
- Đối với đèn chiếu sáng phía trước được sử dụng để soi sáng cho tài xế điều khiển xe trong điều kiện trời tối thiếu sáng. Nhờ có đèn chiếu sáng phía trước sẽ giúp người lái bao quát được tầm nhìn hơn để tránh va chạm, điều khiển xe an toàn. Đèn chiếu sáng phía trước có 2 chế độ chiếu là chiếu sáng tầm xa hay còn gọi là chế độ pha và chiếu sáng ở tầm gần( chế độ cos). Bởi lẽ có hai chế độ chiếu sáng vì nó được thiết kế để áp dụng vào từng trường hợp khác nhau và tránh gây ảnh hưởng đối với các phương tiện ở đối diện. Khi ô tô di chuyển trong khu vực nội thành, có nhiều người dân, phương tiện di chuyển,… người lái nên để chế độ chiếu sáng tầm gần (đèn cos) để tránh làm chói mắt, gây khó chịu và ảnh hưởng đến người và phương tiện đi ở chiều ngược lại. Khi bạn di chuyển trên đường cao tốc, đường ngoại thành , đường 2 chiều có dải phân cách thì nên để ở chế độ đèn chiếu tầm xa (đèn pha) để có tầm nhìn được bao quát hơn, tránh những tình huống bất ngờ và nguy hiểm.
- Đối với đèn xi nhan dùng để báo hiệu hướng di chuyển của phương tiện, bạn cần chú ý đến các trường hợp bắt buộc phải sử dụng đèn xi nhan cũng như cách sử dụng đúng theo quy định. Đèn xi nhan sớm không nên bật quá sớm hoặc tắt muộn quá, vì điều đó sẽ gây khó hiểu cho xe khác xung quanh. Vì vậy để người phía sau và phía trước nhận định được hướng di chuyển của xe, giảm tránh tai nạn giao thông thì người lái xe nên bật xi nhan trước khi chuyển hướng khoảng 25 – 30m và sau khi rẽ nên duy trì thêm 5 – 10m. Ngoài ra cần phải nắm chắc những tình huống bắt buộc phải sử dụng đèn xi nhan để tránh việc vi phạm giao thông như: chuyển làn, chuyển hướng, vượt xe khi chuyển xe vào vị trí đỗ, khi đi qua vòng xuyến đường cong hay di chuyển vào trong ngõ,…
Lời kết
Mong rằng với những thông tin chúng tôi cung cấp về quy định bật đèn xe sẽ giúp bạn luôn có chặng hành trình lái xe an toàn toàn. Chúc bạn thượng lộ bình an.
Xem thêm: Phụ kiện ô tô – Tăng sáng đèn pha ô tô – Bóng đèn siêu sáng ô tô – Dán Kính ô tô
Pingback: Đèn bi xenon là gì, nguyên lý hoạt động của đèn bi xenon. - Fix Auto