Kỹ thuật vào cua ô tô trên những cung đường khó đi là một kỹ thuật không hề đơn giản. Đặc biệt đối với những lái xe mới khi tay nghề còn chưa chắc. Dưới đây là những kiến thức cơ bản mà bạn có thể tham khảo để có thể vào cua an toàn.

kỹ thuật vào cua ô tô
Kỹ thuật vào cua ô tô đúng cách

Kỹ thuật khi đánh lái vào cua ô tô

Kỹ thuật vào cua ô tô sẽ trở nên không quá khó khăn. Nếu người lái có thể nắm rõ được những kỹ năng sau đây:

Luôn tập trung quan sát

Trước khi vào cua thì tài xế nên tập trung, chú ý và quan sát kĩ xung quanh. Việc này không chỉ nhằm định hình khúc cua trước mặt mà còn cung cấp thêm thông tin về đoạn cua dài hay ngắn, hay điều kiện mặt đường và mật độ xe cộ trước và sau xe của mình.

Hai bên góc chéo phía trước là vị trí cần chú ý. Điều này giúp tài xế quan sát và tránh vật cản góc chữ A làm khuất tầm nhìn. Nhất là khi bắt đầu vào cua hoặc khi đã ra khỏi khúc cua. Đồng thời, người lái cũng cần phải liên tục quan sát gương chiếu hậu. Việc này có thể đảm bảo về khoảng cách an toàn với những phương tiện lưu thông phía sau.

Trước khi đánh lái vào cua nên giảm bớt tốc độ 

kinh nghiệm về kỹ thuật vào cua ô tô
Chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật vào cua ô tô

Nhiều người chủ quan không phanh nên rất dễ mắc phải lỗi này khi vào cua. Việc rà phanh khi vào cua chỉ có thể áp dụng cho những tay đua nhằm tiết kiệm thời gian. Nhưng đối với cánh lái xe vận hành trên đường thì cần hạn chế tối đa.

Khi phương tiện đang chuẩn bị đi vào đoạn đường cua. Người lái nên chủ động phanh để giảm tốc từ trước đến tốc độ an toàn. Việc vào cua sẽ không bị mất đà gây nguy hiểm bởi tốc độ xe đang di chuyển.

Vào cua

Khi lái xe đã cho xe giảm tới một tốc độ an toàn và bắt đầu đánh lái để đưa xe qua cua, tài xế cần chú ý trong việc ước lượng độ cong của khúc cua cũng như việc giữ cố định góc vô lăng và đặc biệt không được đánh lái nhiều lần cho tới lúc thoát khúc cua.

Trừ trường hợp khúc cua quá dài hoặc lấy lái lần đầu không đủ, người lái có thể nhích thêm một vòng xoay nữa để phương tiện của mình được đưa vào đúng quỹ đạo di chuyển. Khi lái xe lấy lái một lần thì phương tiện đang di chuyển có thể tạo được sự cân bằng, trong trường hợp lấy lái quá nhiều có thể sẽ làm tài xế rơi vào tình trạng xe bị xoay ngang hoặc chạy ra thẳng lề đường.

Thoát cua

Thoát cua là bước cuối cùng trong quá trình vượt qua khúc cua. Đây là bước đòi hỏi người cầm lái có kỹ năng rất tốt để có thể tránh giật do quán tính gây ra. 

Chính vì lý do này mà bác tài chỉ nên đánh lái một lần duy nhất vào khúc cua thay vì nhiều lần. Bánh xe sẽ dần dần chuyển về trạng thái chạy thẳng kể từ khi đó cho đến hết đoạn cua. Chính vì thế mà xe có thể chuyển động êm ái và theo một hướng. 

Hậu quả của việc đánh lái nhiều lần đó chính là tài xế sẽ phải quay vô-lăng ngược lại khi hết cua khiến xe chuyển hướng đột ngột rất nguy hiểm. đồng thời xe cũng sẽ chuyển hướng đột ngột. Lúc này, người ngồi trên phương tiện cũng sẽ có cảm giác bị rung lắc từ bên này sang bên kia xe.

Cách đánh lái khi vào cua ô tô an toàn

Những tài xế khi tham gia giao thông cần phải rất chú ý về kỹ thuật vào cua ô tô để đảm bảo an toàn toàn khi lưu thông trên những đoạn đường quanh co, khúc khuỷu. Nếu bạn là một tay lái mới vào nghề thì không nên bỏ qua những kinh nghiệm về cách đánh lái khi vào cua dưới đây: 

các kỹ thuật vào cua ô tô
Các kỹ thuật vào cua ô tô bạn nên biết

Thời điểm đánh lái khi vào cua

Với khúc cua vuông góc, thời điểm đánh lái khi vào cua chính là khoảnh khắc gương chiếu hậu chạm góc vuông của khúc cua. Hãy cố gắng hết lái để vòng cua có thể thu hẹp lại. Và không chiếm nhiều phần đường của người cũng như phương tiện khác.

Vận tốc chuyển động của xe ngược với tốc độ đánh lái

Theo nguyên tắc thì tốc độ lái với tốc độ chuyển động của xe phải ngược nhau. Nếu tốc độ xe đang chậm thì cần đánh lái nhanh hơn và ngược lại. Nên hạn chế đánh lái quá nhiều nếu xe vào cua tốc độ cao để giữ sự ổn định cho xe.

Số vòng quay vừa đủ khi vào cua

Số vòng quay khi thực hiện cua xe sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế. Khi  đánh lái mà đầu xe vẫn hướng về phía ngoài ( phía lưng) thì hãy tiếp tục đánh lái. Nếu trường hợp thấy thấy đầu xe hướng nhiều về phía phía trong ( phía bụng) thì nên trả lại một chút. 

Ban đầu thì việc đánh lái vào cua sẽ hơi khó. Nhưng nếu thực hiện nhiều lần thì tự khắc sẽ có kinh nghiệm. Từ đó biết được nên tuy nhiên nếu có nhiều kinh nghiệm thực chiến thì sẽ tự khắc biết nên quay vô lăng bao nhiêu vòng là phù hợp. 

Mỗi dòng xe đều có cấu tạo và cách quan sát riêng. Do đó bạn cũng nên dành nhiều thời gian cho việc thực hành luyện tập kỹ thuật vào cua ô tô trên nhiều dòng xe. Hy vọng với những kinh nghiệm được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn.  

0/5 (0 Reviews)

2 thoughts on “Kỹ thuật vào cua ô tô đúng cách, an toàn nhất

  1. Pingback: Các kinh nghiệm căn đường khi lái ô tô cực chuẩn - Fix Auto

  2. Pingback: Cách lùi, ghép xe ô tô vào chuồng đơn giản nhất - Fix Auto

Trả lời