Đèn ô tô bị vào nước (hay hấp hơi nước) là một trong trường hợp lắp nắp đậy đèn không kín dẫn đến nước từ bên ngoài chảy vào, lỗ thông hơi bị tắc dẫn đến hiện tượng chênh lệch áp suất nên đèn dẫn đến hiện tượng đọng hơi sương. Có thể bạn độ đèn ô tô, lựa chọn những cơ sở chưa đủ uy tín cũng như thiếu trang thiết bị dẫn đến tình trạng nước vào…..
Nhiều xe mới từ trong hãng chưa đi mưa hay gặp nước đèn cũng có hiện tượng mờ sương, khi xe mới đền bên trong chứa không khí ẩm, khi bạn sử dụng đèn hay khởi độn máy, không khí ẩm bên trong đèn không kịp thoát ra mà ngưng đọng lại thành dạng mờ sương bên trong mặt đèn pha. Chúng cũng sẽ biến mất khi nhiệt độ không khí tăng lên.
Nguyên nhân đèn ô tô bị vào nước
Do chênh lệch nhiệt độ – độ ẩm (nguyên nhân chính)
Các đèn xe đều có các lỗ nhỏ thông hơi. Lỗ thông hơi bên trong cụm đèn pha để ngăn ngừa hiện tượng biến dạng do nhiệt. Thông hơi được thực hiện thông qua các lỗ nhỏ được thiết kế để nước không thể vào trong. Tuy nhiên, thông hơi bao gồm cả hơi nước trong không khí và sẽ xảy ra các hiện tượng ngưng tụ bên trong đèn pha. Đèn pha sẽ bị đọng sương khi bên ngoài lạnh hơn bên trong, giống như khi trời mưa hoặc lúc rửa xe.
Hiện tượng “Mờ sương (ngưng tụ)” xảy ra dưới điều kiện tự nhiên, thậm chí ngay cả khi nó xuất hiện do cấu trúc đèn pha thì đây cũng không phải là lỗi của đèn pha. Sương mù hình thành và biến mất một cách tự nhiên vì vậy nó không bao giờ tồn tại vĩnh viễn ở đó.
Do tác động vật lý hoặc va chạm
Nếu xe bị va chạm hoặc có những tác động vật lý khu vực đầu xe, có thể không va trực tiếp vào đèn, đèn hoàn toàn không bị vỡ nứt hay xước, tuy nhiên vẫn dẫn việc đèn bị hở và vào hơi nước. Đặc biệt bạn cần lưu ý, quá trình sử dụng xe nếu trong điều kiện trời mưa, rất dễ làm đèn xe bị hấp hơi nước.
Do sửa chữa thiếu chuyên nghiệp hoặc độ đèn sai kỹ thuật
Khi độ đèn hay sửa chữa đèn cần phải tháo lắp mặt đèn. Tại các cơ sở chuyên môn kém, thiếu kinh nghiệm khiến mặt đèn khi tháo ra lắp lại, mặt đèn bị biến dạng hay cao su lắp không kín sẽ tạo ra những khe hở. Từ đó nước hoặc hơi nước có cơ hội lọt vào bên trong đèn xe.
Xem thêm: Hướng dẫn cách điều chỉnh độ cao đèn ô tô chuẩn kỹ thuật nhất
Hướng dẫn cách xử lý đèn ô tô bị hấp hơi nước
Mở nắp chụp cao su và bật đèn
Nếu đèn của bạn bị mờ sương như một số hiện tượng bên trên, với những xe mới bị và chưa đọng thành giọt nước việc xử lý này rất đơn giản, bạn hay mở nắp chụp phía sau của chiếc đèn ra (nắp chụp tháo lắp bóng) khởi động động cơ và bật đèn pha + cos lên, bên trong đèn lúc này sẽ sinh ra nhiệt đưa dạng mờ hơi nước thành dạng hơi và thoát ra bên ngoài theo nắp chụp.
Sấy đèn
Khi sử dụng máy sấy tóc, phải đảm bảo nhiệt độ của nó không quá cao bằng cách chạm tay vào bề mặt thấu kính hoặc đặt một nhiệt kế lên bề mặt thấu kính trong khoảng thời gian 3 phút.
Chú ý:Thấu kính sẽ bị biến dạng nếu nhiệt độ vượt quá 120℃ bởi vì nó được làm bằng nhựa PC (Polycarbonate). Chắc chắn rằng nhiệt độ sấy khô nằm trong khoảng 40~50℃.
Sử dụng Gel silic đioxit để xử lý hơi nước
Bỏ một gói gel silic dioxit (thường có trong gói hút ẩm) vào bên trong cụm đèn nhưng hãy lưu ý để lớp gel không tiếp xúc với bóng đèn. Sau đó lắp lại đèn pha.
Mang xe đến những gara uy tín để kiểm tra
Nếu như bạn đã xử lý những cách trên mà hiện tượng đèn ô tô bị vào nước không thể khắc phục thì tốt hơn hết hãy mang xe đến các gara kiểm tra, sửa chữa. Bởi nếu tình trạng này về lâu dài khiến cho đèn xe của bạn bị đọng nước nhiều và có thể nó sẽ phá hỏng lớp xi mạ bên trong, dẫn đến ố mốc bên trong đèn. Bộ phận đèn này gặp phải vấn đề thì các kỹ thuật viên ở gara sẽ tiến hành rà soát, xử lý triệt để nhất tình trạng này cho bạn.
Hi vọng mọi người sẽ có thêm kiến thức để xử lý về vấn đề đèn ô tô bị vào nước và từ đó có cách xử lý nhanh chóng, hạn chế tác hại. Mọi thắc mắc liên hệ ngay với fixauto.vn qua hotline 085.651.3333 – 089.886.4444 để được hỗ trợ sớm nhất, hãy liên hệ FixAuto để được hỗ trợ sớm nhất bạn nhé!
Xem thêm: