Mục lục

Các khái niệm cơ bản về âm thanh ô tô

Các loại loa :

Hình dáng và kích thước các loại loa ô tô :

Loa tròn : ngày nay các hệ thống âm thanh ô tô sử dụng đến 80% là loại loa có hình dạng tròn.

Các cỡ thường gặp ở loa tròn và cách nhận biết kích thước loa :

Loa 4 inch ~ 100 mm ~ 10 cm

Loa 5 inch ~ 130mm ~13cm

Loa 6 inch ~ 160mm ~ 16cm

Loa 6.5 inch ~ 165mm ~ 16,5cm

1 inch ~ 2,54cm ~ 25,4mm

Kích cỡ loa ta sẽ phân biệt bằng cách do đường kính của mặt loa. Tùy từng cách gọi ta có thể gọi theo đơn vị inch, cm, mm.

Ngoài ra ta còn gặp 1 số size loa tròn như 3 inch, 3.5 inch ( thường gặp ở các loại loa Mid, Center…)

Loa 4 inch (100 mm) ta thường gặp trên loa taplo trước của KiA Morning, Spark,lll

Hiện tại đa số các dòng xe sử dụng loa tròn size 160 mm hoặc 165 mm ( Loa 6 inch và 6,5 inch )

  • Loa hình OVAL : Hay còn gọi là Loa Bầu dục

Các cỡ thường gặp : 4×6 inch

                              5×7 inch hoặc 6×8 inch

                              6×9 inch

Cách đo và nhận biết kích cỡ Loa :

Loa bầu dục ngày nay gần như ít được các hãng xe sử dụng.

Loa bầu dục 4×6 inch ta sẽ gặp ở một số dòng xe như Matiz đời cũ ( Loa cốp sau ) ….

Loa 5×7 inch thường ta gặp ở các loại xe như Mazda Premacy, Ford Escape….

Loa 6×9 inch thường gặp các xe Toyota Vios đời cũ, Altis, Camry,…

Loa bầu dục ngày nay gần như ít được các hãng xe sử dụng.

Khi lắp đặt các loại loa cho xe. Ta có thể chuyển đổi các loại loa 5×7 inch, 6×8 inch, 6×9 inch sang các loại loa tròn bằng việc sử dụng các loại đế loa chuyển đổi từ tròn sang bầu dục.

Thường các hãng loa khi đặt tên cho 1 sản phẩm loa sẽ có thông số kích thước trên tên Loa

VD: Loa Focal – Focal 165 AS à cỡ 165 mm

  • Focal 165 AC à cỡ 165 mm
  • Focal R130S2 à cỡ 130 mm

Các loại thông số của Loa – âm thanh ô tô

  1. Công suất Loa :

Công suất loa cho biết độ lớn âm lượng và được đo bằng Watt(W). Có 2 loại Công suất : Công suất đỉnh và công suất thông thường

  • Công suất đỉnh : PEAK POWER và MAX POWER

Công suất đỉnh là công suất lớn nhất mà lo có thể đạt được trong một khoảng thời gian ngắn.

  • Peak Power : là công suất cực đại, công suất đỉnh thiết bị có thể chạy
  • Max Power : là công suất tối đa cho phép loa chơi trong 1 thời gian ngắn.
  • Công suất RMS hay còn gọi là công suất thực của Loa ( công suất hiệu dụng của thiết bị )

Công suất thông thường có thể đạt được trong khoảng thời gian dài.

RMS ( Root Mean Squared )

  • Ba dải tần số Bass , Mid, Treble là gì ?

Sóng dao động âm thanh được gọi là tần số. Tai của người nghe có thể nghe được các dải tần số âm thanh từ 20Hz đến 20 kHz ( song âm thanh dao động từ 20 đến 20.000 lần/ giây ). Những tần số nào vượt ra khỏi giới hạn từ 20Hz đến 20 kHz sẽ được gọi là Hạ âm ( nếu thấp hơn 20Hz ) và siêu âm ( nếu cao hơn 20kHz ) .

Và để dễ xác định hơn thì người ta thường chia dải tần số con người có thể nghe được từ 20 Hz đến 20kHz này ra làm 3 “khoảng tần số” đó là Thấp – Trung – Cao hay còn gọi là Bass – Mid – Treble

  • Âm Bass là âm thanh trong khoảng tần số từ 20Hz đến 500Hz
  • Âm Mid là âm thanh trong khoảng taanfsoos từ 500Hz đến 6kHz (6000Hz)
  • Âm Treble là âm thanh trong khoảng tần số từ 6kHz đến 20kHz ( 20.000Hz )

Có 3 âm thanh đặc trưng :

  • Âm Bass : Dải tần số Bass lại được chia nhỏ ra thành :
  • Low Bass ( Deepbass ) : 20Hz – 80Hz
  • Bass : 80Hz – 320Hz
  • Upper Bass ( High Bass ) : 320Hz – 500Hz

Bass là dải tần số thường bị đánh giá sai lệch nhiều nhất trong âm thanh.

Người nghe thiếu kinh nghiệm thường lẫn giữa “ độ sâu “ và “ cường độ “ của âm Bass. Khi nghe những dàn loa đang chơi “ nhạc mạnh “ với âm lượng lớn thì chưa chắc đó đã là Bass tốt.

Một bộ loa có âm Bass tốt sẽ thể hiện được những tần số rất thấp ( Bass xuống rất sâu ) ngay cả ở mức âm lượng không quá lớn, âm Bass nghe tròn trịa, không bị rền, không có cảm giác âm Bass bị “ kéo đuối “ ( nghe bị ù )

Tuy nhiên đó là những định nghĩa về mặt lý thuyết, còn về sở thích thì mỗi người lại khác nhau và còn phụ thuộc cả vào thể loại âm thanh âm nhạc đang trình diễn, không thể mặc định âm Bass như thế nào là “ hay nhất” được

VD: nghe nhạc Rock, nhạc Electronic thì Bass nghe phải chắc, gọn, dứt khoát và có lực nảy thì sẽ phù hợp hơn. Ngược lại nếu nghe nhạc Pop-Ballad, Country thì lại cần âm Bass trầm sâu một cách thật mềm mại và tinh tế.

  • Âm Mid : là dải tần số phổ biến nhất trong tự nhiên ( giọng nói con người, tiếng kêu của đa số loài động vật, những âm thanh trong sinh hoạt hàng ngày ….) nên đôi tai chúng ta nhạy cảm nhất và cũng đánh giá chính xác nhất ở dải tần số này. Một âm Mid được coi là tốt nhất khi có sự rõ rang, mượt mà, độ chi tiết tốt và làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu.

Âm thanh Mid cũng được chia nhỏ thành 3 loại : Low Mid ~ 500Hz – 1kHz

                                                                                 Mid         ~ 1kHz – 2kHz

                                                                                 High Mid ~ 2kHz – 6kHz

  • Âm Treble : Có dài tần số âm thanh trải dài từ khoảng 6kHz đến 20kHz âm treble góp phần làm tang độ chi tiết, tươi sáng, sắc bén của mọi âm thanh ta nghe thấy trong cuộc sống. Tiếng treble “hay” sẽ không bị quá “bén” hoặc chói gắt, mà sẽ “thánh thót và trong vắt như pha lê “

+ Tweeter : tái tạo âm thanh dải cao

+ Wooter : tái tạo âm thanh dải thấp

+ Midrange : tái tạo âm thanh dải trung

+ Sub wooter : tái tạo dải âm thanh siêu thấp hay còn gọi là siêu trầm.

  • Độ nhạy của Loa : Sensitivity

Hầu hết các loa có độ nhạy âm thanh trong mức từ 80 – 90 dB và mức trung bình là 87 dB

Độ nhạy là một thông số kỹ thuật của loa phản ánh độ lớn của âm thanh mà thiết bị phát ra. Có thể hiểu đơn giản chính là thông số để biết loa phát ra to hay bé trong cùng 1 mức điện áp đầu vào.

Độ nhạy của loa đo bằng Decibel viết tắt là dB. Bất kỳ loa nào cũng có độ nhạy. Độ nhạy ở các sản phẩm loa khác nhau sẽ khác nhau.

Độ nhạy  Tốt 92 dB trở lên

                TB 88 dB

                Kém 84 dB         

  • Trở kháng của Loa :

Trở kháng của Loa tính bằng 0hm

Ký hiệu : Ω

Trở kháng là điện trở của Loa.

Lưu ý : trở kháng để ta kết hợp với ampli sao cho hợp lý, trở kháng càng cao sẽ càng tiết kiệm công suất.

Thường loa cách ô tô trở kháng là 4 Ω          

Các ký hiệu dây cần nhớ trong hệ thống âm thanh ô tô :

Dây loa : Fade / Balance

Loa trước lái ( trái ) Left FrontLoa trước phụ Right Front ( phải )
Loa sau lái ( trái ) Left RearLoa sau phụ Right Rear ( phải )
  • Left Front : Loa trước bên lái

Màu trắng (+), trắng sọc đen (-)

  • Right Front : Loa trước bên phụ

Màu ghi (+), ghi sọc đen (-)

  • Left Rear : Loa sau bên lái

Màu xanh lá (+), xanh sọc đen (-)

  • Right Rear : Loa sau bên phụ

Màu tím (+), tím sọc đen (-)

Ta cần ghi nhớ đúng các màu dây loa ở từng vị trí để khi ta đấu nối cho đúng vế loa. Ký hiệu màu dây loa là ký hiệu quốc tế chuẩn.

  • Power Antena : nguồn Angten
  • Remote Turn On : dây điều khiển đóng mở Ampli. Ở một số thiết bị ký hiệu là dây REM ( thường là dây xanh tím / sọc trắng )      
  • FADE : Vế trước / Vế sau
  • Balance : Vế Phải / Vế trái

Fade / Balance: Dùng để chỉnh vị trí từng vế loa trên đầu đọc của xe. Ta sử dụng chức năng này để kiểm tra từng vị trí loa xem có kêu không và có đúng từng vị trí không.

Việc đấu đúng (+)(-) của dây tín hiệu Loa và vị trí của Loa là rất quan trọng trong âm thanh ô tô.

  • Để thử (+)(-) của loa cách đơn giản nhất là ta sử dụng 1 viên pin tiểu

Ta dung pin để thử (+)(-) của loa khi ta cần xác định đúng (+)(-) của loa để đấu đầu đọc, màn hình hay Ampli.

Ta dung pin và nối 2 sợi dây ở 2 đầu biên pin sau đó ta quệt vào 2 cực của loa. Nếu thấy màng loa dao động đẩy ra ngoài hay mặt màng loa đẩy lên thì khi đó chiều (+)(-) của loa đúng với chiều (+)(-) của viên pin. Nếu ta quệt vào 2 cục của loa thấy màng loa dao động tụt vào thì chiều (+)(-) của loa ngược với chiều (+)(-) của pin.

Nếu đấu sai (+)(-) của Loa từ đầu xuống loa hoặc từ ampli ra loa thì âm thanh của Loa phát ra sẽ bị ngược pha so với các loa khác và bị triệt tiêu âm bass của Loa.

Các dòng loa hiện có trên thị trường – âm thanh ô tô

Loa Component : là bộ loa có 2 loa treble dời, 2 loa Mid bass và 2 phân tần ( cái này tùy loại có hoặc không )

Loa  COAXIAL : Loa đồng trục liền treble, có loa treble ở chính giữa mặt loa hay còn gọi là Loa treble liền.

Loa toàn dải : ta thường hay gặp là các dòng loa theo xe. Chỉ có duy nhất 1 mặt màng loa và có nhiệm vụ chơi đủ các dải âm thanh.

Loa 2 way : Loa có 2 đường tiếng ( âm cao, âm trung )

Loa 3 way : Loa có 3 đường tiếng ( âm cao, âm trung, âm trầm )

Ta cần nắm rõ các thông số ký hiệu và khái niệm về loa để ta có thể nắm bắt được về các loại loa và giúp ta dễ dàng cho việc phối ghép cấu hình loa cũng như đấu nối hệ thống loa cho chính xác.

  • Loa Sub là gì ? Loa Sub hay còn gọi là Loa bass, Loa trầm, Loa siêu trầm.

Loa siêu trầm dung để tái tạo âm thanh tần số thấp từ 20Hz -200Hz ( gọi là tần số tiếng Bass) từ đó giúp tang cường âm Bass

Có 2 loại Sub cơ bản :

+ Sub hơi ( Loa thụ động )

+ Sum điện ( Loa chủ động )

Hai loại này khác nhau về sự tích hợp ampli

Sub điện tích hợp sẵn Ampli

Sub hơi không tihcs hợp Ampli. Ta phải ghép thêm Ampli bên ngoài

Sub điện hiện tại ta thường gặp nhất là các loại Loa sub gầm ghế

Cách lắp đặt và căn chỉnh loa Sub điện ( Sub gầm ghế…..)

  • Có 3 dây nguồn :
  • 12V Battery : dây nguồn Ắc quy. Nguồn Ắc quy ta cần luồn lên khoang máy và đấu nối vào Ắc quy qua 1 cầu chì từ 40-60A.
  • Dây nguồn Ground ( nguồn – )

Ta đấu nối dây nguồn (-) từ loa Sub ra nguồn (-) tiếp xúc với thân xe

  • Rem : dây nguồn 12V đóng/mở Ampli của loa Sub. Dây này sẽ đấu vào dây Remote Turn On ( hoặc Ampli on, P.cont) ở những loại đầu hoặc màn hình thay thế.

Ở các loại đầu đọc theo xe không có dây này ta sẽ sử dụng nguồn ACC từ đầu đọc để đấu vào đường REM của loa Sub

Ta đấu đủ 3 đường nguồn là Sub sẽ lên điện nhưng để loa Sub đánh ra âm thanh ta cần đấu đường tín hiệu âm thanh vào Loa (Input)

Đường tín hiệu Input ở Loa Sub sẽ thường có 2 đường Low input và High input

+ Low input : là tín hiệu đầu vào thấp sử dụng dây RCA ( dây AV )

+ High input : là tín hiệu đầu vào cao sử dụng dây tín hiệu dây Loa

Ta sẽ lựa chọn và sử dụng 1 trong 2 đường tín hiệu này

Nếu ta đấu loa sub khi vẫn sử dụng đầu, màu theo xe nếu không có đường tín hiệu RCA cho âm thanh ra như AV out, Front out, Rear Out, Sub out…thì ta ưu tiên sử dụng đường tín hiệu vào High Input ( tín hiệu dây loa )

Nếu đầu đọc hoặc màn hình có các đường RCA out thì ta sử dụng đường Low input ( dây AV )

Hoặc nếu ở đầu đọc không có các đường RCA out mà ta vẫn muốn sử dụng tín hiệu vào Low input thì khi đó ta phải sử dụng Line Out Conveter ( cục chuyển tín hiệu High input sang Low input còn gọi là chuyển từ dây loa sang tín hiệu RCA )

Lưu ý : Khi đấu tín hiệu dây loa đường High input thì 2 cặp dây tín hiệu Loa phải lấy đúng (+)(-) hay còn gọi là pha giống nhau. Nếu ngược nhau về (+)(-) loa thì sẽ triệt tiêu âm Bass của Loa sub à ta thấy Loa sub kêu rất yếu.

Phần căn chỉnh và chức năng các nút chỉnh của Sub điện – âm thanh ô tô

  • Các nút chỉnh thông số :

+ Lowpass ( dải tần số âm bass )

+ Bass Boots: Cường độ âm bass OdB à 12dB

+ Input Gain : Âm lượng to nhỏ của tiếng Bass của loa.

+ Phase : 00-1800 ( đảo chiều loa ) Ở các loại Sub điện và gầm ghế ta thường sẽ chỉnh theo các thông số sau :

  • Low pass : ta để ở mức 70 – 80Hz là dải tần âm bass gầm ghết có thể thể hiện tốt nhất
  • Bass Boots : Ta điều chỉnh ở mức 6dB hoặc lớn hơn tùy vào âm thanh ta cảm nhận ( Bass boots ta điều chỉnh sao cho âm Bass vừa pải, nghe có lực nhưng không bị quá nặng hoặc bị tiếng phè phè )
  • Input Gain : Ta để từ 50% trở lên đến 80% sao cho cảm nhận hài hòa với âm thanh của hệ thống loa trên xe. Ta điều chỉnh volume của đầu đọc to nhỏ thì âm thanh của Loa Sub cũng phải tang giảm theo. Giảm Volume về 0 thì loa Sub cũng phải giảm hết tiếng.
  • Phase : Ta sẽ điều chỉnh tùy theo để mặt loa Sub hướng lên hay xuống ta sẽ điều chỉnh. Ta đặt loa sub mà các chữ của loa đúng chiều đọc thì để phase là 00. Còn khi lộn ngược loa sub lại thì ta đảo chiều ngược lại là 1800.

Khi căn chỉnh ta phải test  qua nhiều bài và căn chỉnh kỹ phần bass boots và Input Gain sao cho hợp lý thì chất lượng Sub nghe sẽ hay. Lưu ý : EQ trên đầu không để phần âm bass kích quá cao ( nên để âm bass ở EQ đầu ở mức cân bằng hoặc tăng nhẹ )

Xem thêm: Độ loa ô tô Hà Nội Màn hình ô tôDán kính ô tô Độ đèn ô tô

Trả lời